Các câu hỏi về thiên đàng và địa ngục
Câu hỏi: Có cuộc sống sau khi chết?
Trả lời:
Có hay không cuộc sống sau khi chết đi là câu hỏi mang tính toàn cầu. Giốp nói cho ta “Loài người bởi người nữ sanh ra, sống tạm ít ngày, bị đầy dẫy sự khốn khổ. Người sanh ra như cỏ hoa rồi bị phát; Người chạy qua như bóng không ở lâu dài…Nếu loài người chết có sống lại được chăng! (Gióp 14:1-2,14). Giống như Giốp, tất cả chúng ta đều băn khoăn về câu hỏi này. Sau khi chết đi thì chính xác điều gì sẽ đến? Có phải đơn giản là chúng ta thôi tồn tại? Có phải đời sống là cánh cửa quay vòng của sự khởi hành và quay lại trần gian để đạt được những điều lớn hơn? Có phải mọi người đi đến cùng một nơi hay đi đến những nơi khác nhau? Thiên đàng và địa ngục có thực không?
Kinh Thánh nói với chúng ta rằng không chỉ có cuộc sống sau khi qua đời mà là sự sống đời đời rất vinh hiển đó là “ Ấy là sự mắt chưa thấy, tai chưa nghe, và lòng người chưa nghĩ đến, nhưng Đức Chúa Trời đã sắm sẵn điều ấy cho những người yêu mến Ngài.” (I Cô-rinh-tô 2:9). Đức Chúa Trời trong thân hình con người của Chúa Giê Xu Christ đã đến thế gian để tặng cho chúng ta món quà sự sống đời đời. “Nhưng người đã vì tội lỗi chúng ta mà bị vết, vì sự gian ác chúng ta mà bị thương. Bởi sự sửa phạt người chịu chúng ta được bình an, bởi lằn roi người chúng ta được lành bịnh.” (Ê-Sai 53:5) Những hình phạt của chúng ta xứng đáng phải chịu được Chúa gánh lấy và Ngài dâng chính mạng sống của Ngài làm của lễ chuộc tội. Ba ngày sau Ngài đã sống lại minh chứng cho sự chiến thắng của Ngài trên sự chết bằng linh hồn và thân thể. Ngài còn ở lại thế gian trong bốn mươi ngày và được hàng ngàn người làm chứng trước khi Ngài thăng thiên về nhà đời đời trong Thiên đàng. Rô ma 4:25 nói: “Ngài đã bị nộp vì tội lỗi chúng ta, và sống lại vì sự xưng công bình của chúng ta.”
Sự phục sinh của Chúa Giê Xu là sự kiện được soạn thảo, lưu lại rất cẩn thận. Sứ đồ Phao Lô đã cho phép người ta nghi hoặc người làm chứng về tính sát thực của sự kiện, vậy mà không một ai chối cãi được sự thật này. Sự phục sinh của Giê-Su là nền tảng trong niềm tin Cơ Đốc giáo vì Chúa Giê Xu Christ đã sống lại sau khi qua đời đem lại niềm tin rằng chúng ta cũng sẽ được phục sinh như vậy. Sự phục sinh của Giê-Su là bằng chứng tối cao cho sự sống sau khi chết đi. Cái chết thể xác đến là do A-đam, - là tổ tiên của ta. Nhưng đối với những ai mà đã được nhận vào gia đình của chúa nhờ đức tin vào chúa Giê-su sẽ được tằng cho cuộc sống mới (I Cô-rinh –tô 15:20-22). Chỉ khi Chúa dựng cơ thể của Giê-su sống lại thì cơ thể của chúng ta cũng sẽ phục sinh khi Giê-su quay trở lại (I Cô-rinh-tô 6:14).
Mặc dầu thật sự tất cả chúng ta đều được phục sinh, nhưng không phải tất cả đều đi Thiên đàng. Mỗi người phải đưa ra lựa chọn của mình khi sống trên đất, và lựa chọn ấy sẽ quyết định số phận của họ. Kinh Thánh nói rằng theo như đã định cho chúng ta sẽ phải chết một lần, rồi sẽ chịu phán xét. (Hê-bơ-rơ 9:27). Những người được Chúa chuộc tội thì sẽ đến thiên đàng, còn những người chối bỏ Chúa sẽ bị đưa đến địa ngục (Ma-thi-ơ 25:46). Địa ngục, cũng giống như thiên đàng, không đơn giản là một trạng thái tồn tại, mà là một nơi có thực. Đó là nơi mà những người tội lỗi sẽ phải chịu cơn thịnh nộ muôn đời của Chúa. Địa ngục được tả là một vực sâu không đáy (Lu-ca 8:31; Khải Huyền 9:1). Ở địa ngục, sẽ có những nanh vuốt dữ tợn,hiện thân của đau đớn và tức giận tột cùng (Ma-thi-ơ 13:42).
Chúa không vui vẻ gì trước cái chết của những kẻ ấy, mà trái lại mong muốn họ quay đầu khỏi con đường ấy để họ được sống (Ezekiel 33:11). Nhưng Ngài không ép họ phải phục tùng theo ý mình, nếu họ lựa chọn chối bỏ chúa, thì Ngài chấp nhận lựa chọn sống xa Ngài mãi mãi. Cuộc sống trên trái đất chỉ là một bài kiểm tra, một sự chuẩn bị cho những gì sắp tới. Đối với tín hữu, cuộc sống sau khi chết mới là cuộc sống vĩnh cửu bên Chúa. Đối với người ngoại đạo, cuộc sống sau khi chết là sự trừng phạt trong hồ lửa muôn đời. Vậy phải làm sao để nhận được cuộc sống sau khi chêt đi và tránh không đi vào địa ngục? Chỉ có một cách duy nhất- ấy là nhờ đức tin vào Chúa Giê-Su. Giê-Su nói, “ Ta là sự sống lại và sự sống, kẻ nào tin Ta thì sẽ sống, mặc dầu đã chết rồi. Còn ai sống và tin Ta thì không hề chết…” (Giăng 11:25-26)
Món quà sự sống đời đời ban cho tất cả mọi người, “Ai tin Con thì được sự sống đời đời, ai không chịu tin Con thì chẳng thấy sự sống đâu, nhưng cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời vẫn ở trên người đó.” (Giăng 3:36). Chúng ta sẽ không có cơ hội để nhận món quà cứu rỗi ấy sau khi chết đi. Số phận vĩnh viễn đã được định đoạt ở việc ta chấp nhận hay chối bỏ đức tin vào Chúa. Nếu ta tin rằng cái chết của Chúa là để chuộc tội cho ta, thì ta không chỉ được đảm bảo một cuộc sống ý nghĩa trong cuộc sống này mà còn là cuộc sống vĩnh viễn sau khi chết đi, trước sự vinh hiển của Chúa.
Câu hỏi: Điều gì xảy ra sau khi chết?
Trả lời:
Chí tính nguyên trong cơ đốc giáo thì đã có rất nhiều ý kiến liên quan đến việc điều gì sẽ đến sau khi chết. Một số người cho rằng sau khi chết, người ta “nằm nghỉ” cho đến phán xét cuối cùng, sau đó sẽ được định đoạt đưa đến thiên đàng hay hỏa ngục. Vài người khác thì tin rằng ngay khi chết thì người ta nhận được phán xét ngay. Nhiều người khác thì cho rằng khi chêt đi, thì linh hồn của họ được chuyển đến một nơi trung gian tạm thời, chờ phán xét rồi được chuyến đến nơi cuối cùng là thiên đàng hay hỏa ngục. Vậy chính xác thì quan điểm của kinh thánh là thế nào? Trước hết, đối với những ai tin vào chúa Giê-su, kinh thánh nói rằng linh hồn của họ sẽ được chuyển đến thiên đàng, bởi vì tội lỗi đã được tha thứ sau khi đặt đức tin ở Chúa Giê-su là cứu chúa (Giăng 3:16,18, 36). Đối với tín hữu, thì cái chết chỉ là “rời khỏi thân, và về nhà với Chúa” (II Cô-rinh-tô 5:6-8; Phi-líp 1:23). Tuy nhiên, vài đoạn như là I cô-rinh-tô 15:50-54 và I Tê-sa-lô-ni-ca có chép tín hữu hồi sinh và có được thân thể . Nếu tín hữu đến với Chúa ngay lập tức sau khi chết thì sự hồi sinh này nói lên điều gì? Dường như là trogn khi linh hồn đến với chúa thì thân thể vẫn nằm trong mộ. Khi hồi sinh, thì thân thể và linh hồn tái hợp. Thân thể linh hồn tái hợp này sẽ ở với tín hữu cho đến muôn đời ở “trời mới, đất mới” (Khải huyền 21-22).
Thứ hai, với người không tin, thì cái chết là hình phạt muôn đời. Tuy nhiên, tương tự với tín hữu, thì những người này cũng sẽ được chuyrn đến một nơi trung gian tạm thời, đợi phán xét. Lu-ca 16:22-23 có chép lại một đoạn về một người đàn ông giàu có bị hành hạ ngay sau khi chết. Khải huyền 20:11-15 có nói việc xác chết của những người không tin cũng được hồi sinh rồi sau đó chịu án ở tòa án trắng, rồi sau đó chuyển vào hồ lửa. Những người này không bị chuyển ngay lập tức vào hỏa ngục (hồ lửa) mà được chuyển đến một nơi trung gian tạm thời để nhận phán xét. Cho dù là thế thì số phận cuối cùng của họ cũng chẳng dễ dàng gì. Người đàn ông giàu có kia đã kêu to “Tôi đang chiu đau đớn trong hồ lửa” (Lu-ca 16:24). Sau khi chết đi, một người sẽ ngụ tại một nơi trung gian, chờ phán xét. Số phận sẽ không thay đổi, cái thay đổi là địa điểm đến chính xác. Tín hữu sẽ được gửi đến trời mới, đất mới (Khải huyền 21:1). Người không tin được chuyển đến hồ lửa ( Khải huyền 20:11-15). Hai nơi này là địa điểm đến cuối cùng, hoàn toàn phụ thuộc vào đức tin ở Chúa Giê-su (Ma-thi-ơ 25:46, Giăng 3:36)
Câu hỏi: Trời mới đất mới là gì?
Trả lời:
Nhiều người có quan niệm sai lầm về thiên đàng. Khải Huyền chương 21-22 cho chúng ta một bức tranh chi tiết về trời mới và đất mới. Sau khi các sự kiện của tận thế, trời và đất hiện nay sẽ được quăng xa và thay thế bằng trời mới và đất mới. Nơi các tín hữu ở đời đời là đất mới. Đất mới là thiên đàng nơi ta ở vĩnh viễn. Đất mới là nơi có thành Jerusalem mới, thành phố thiên đàng. Đó là đất mới mà các cửa thành bằng ngọc và sẽ có đường phố bằng vàng.
Thiên đàng –đất mới là nơi hữu hình ta sẽ ở với thân thể vinh hiển (I Cô-rinh-tô 15:35-58). Quan điểm cho rằng thiên đàng "ở trên các đám mây" là không đúng với Kinh Thánh. Khái niệm rằng chúng ta sẽ là "những linh hồn trôi nổi chung quanh thiên đàng" cũng không đúng với Kinh Thánh. Thiên đàng mà các tín hữu sẽ trải nghiệm là một hành tinh mới và hoàn hảo mà chúng ta sẽ sinh sống. Trái đất mới sẽ được miễn trừ tội lỗi, điều ác, bệnh tật, đau khổ, và cái chết. Nó giống tương tự như trái đất hiện tại của chúng ta, hoặc thậm chí tái dựng trái đất hiện nay của chúng ta, nhưng không còn tội lỗi.
Vậy còn trời mới? Điều quan trọng hãy nhớ rằng trong suy nghĩ cổ xưa, "Thiên đàng" được xem là bầu trời và không gian bên ngoài, cũng như vương quốc nơi đó có Đức Chúa Trời cai trị. Vì thế khi Khải Huyền 21:1 nói đến trời mới, nó dường như ám chỉ một vũ trụ sẽ được tạo ra - một trái đất mới, những bầu trời mới, một không gian bên ngoài mới. Nó có vẻ như là thiên đàng của Chúa cũng sẽ được tái tạo như vậy để cho tất cả mọi thứ trong vũ trụ “khởi đầu tươi mới", cho dù vật chất hay phi vật chất. Chúng ta sẽ được bước vào trời mới vĩnh viễn? Cũng có thể, nhưng dẫu sao thì ta vẫn phải đợi mới biết được. Xin Chúa cho tất cả chúng ta dựa vào Lời Chúa để hiểu về thiên đàng.
Câu hỏi: Liệu ta có gặp và nhận ra bạn bè và các thành viên trong gia đình khi lên Thiên đàng?
Trả lời:
Nhiều người nói rằng việc đầu tiên họ muốn làm khi đến thiên đàng là gặp tất cả bạn bè và những người thân đã qua đời trước họ. Trên thiên đàng, sẽ có nhiều thời gian để gặp gỡ, tìm hiểu và dành thời gian với bạn bè và các thành viên trong gia đình của chúng ta. Tuy nhiên, đó không phải là điều quan trọng nhất trên Thiên đàng. Chúng ta sẽ rất bận tậm với việc thờ phượng Đức Chúa Trời và hưởng điều tuyệt diệu của Thiên đàng. Việc tái sum họp của chúng ta với những người thân yêu có nhiều khả năng để thuật lại các ân điển cúa Chúa dành cho ta, tình yêu của Ngài, và các việc quyền năng của Ngài. Chúng ta sẽ vui hơn bởi vì tất cả chúng ta có thể cảm tạ và thờ phượng Chúa cùng với các tín hữu khác, đặc biệt là với những người chúng ta yêu thương khi ở trái đất.
Kinh Thánh nói gì về việc liệu ta có nhận ra người quen sau khi chết đi không? Vua Sau-lơ nhận ra Sa-mu-ên khi bà đồng ở Ên-đô-rơ gọi Sa-mu-ên từ vương quốc của tử thần ( I Sa-mu-ên 28:8-17). Khi con trai sơ sinh của Đa-vít chết, Đa-vít tuyên bố: "Ta sẽ đi đến nó, nhưng nó sẽ không trở về với ta" ( II Sa-mu-ên 12:23). Đa-vít cho rằng ông sẽ có thể nhận ra con trai của ông ở Thiên đàng, mặc dù con ông đã chết khi còn là một em bé. Trong Lu-ca 16:19-31, Áp-ra-ham, La-xa-rơ, và người giàu tất cả đều nhận ra nhau sau khi chết. Tại nơi hóa hình, Môi-se và Ê-li đã có thể nhận biết nhau (Ma-thi-ơ 17:3-4). Trong các thí dụ này, Kinh Thánh dường như cho ta thấy ta nhận ra nhau.
Kinh Thánh tuyên bố rằng khi chúng ta đến Thiên đàng, chúng ta "sẽ được giống Chúa Giê Su; vì chúng ta sẽ thấy Ngài là thật" ( I Giăng 3:2). Giống như việc thân thể trên đất của chúng ta là dòng dõi của A-đam, thân thể phục sinh chúng ta cũng giống của Chúa cứu thế ( I Cô-rinh-tô 15:47). "Như chúng ta đã mang ảnh tượng của người thuộc về đất, thì chúng ta cũng sẽ mang ảnh tượng của người thuộc về trời. Vả, thể hay hư nát nầy phải mặc lấy sự không hay hư nát, và thể hay chết nầy phải mặc lấy sự không hay chết. "( I Cô-rinh-tô 15:49, 53). Nhiều người nhận ra Chúa Giê Su sau sự phục sinh của Ngài (Giăng 20:16, 20; 21:12; I Cô-rinh-tô 15:4-7). Nếu Chúa Giê Su đã được nhận biết trong thân thể vinh hiển của Ngài, chúng ta cũng sẽ được nhận biết trong thân thể vinh hiển của chúng ta. Có thể nhận ra người thân yêu là một điều tuyệt vời của Thiên đàng. Tuy nhiên, Thiên đàng thì chủ yếu là về Đức Chúa Trời. Còn gì vui hơn khi được đoàn tụ với những người thân yêu của chúng ta và thờ phượng Đức Chúa Trời chung với họ mãi mãi.
Câu hỏi: Người thiên đàng có thể nhìn thấy người trái đất?
Trả lời:
Hê-bơ-rơ 12:1 cho thấy "Thế thì, vì chúng ta được nhiều người chứng kiến vây lấy như đám mây rất lớn...". Một số người hiểu rằng “đám mây của các nhân chứng" là những người từ thiên đàng nhìn xuống chúng ta. Đó không phải là cách giải thích đúng. Hê-bơ-rơ chương 11 chép về nhiều người mà Thiên Chúa khen ngợi đức tin của họ. Những người này là những “đám mây chứng kiến". Họ là "nhân chứng" không phải nghĩa là họ theo dõi ta, mà đúng hơn là họ làm gương cho chúng ta. Họ là chứng nhân cho Chúa cứu thế, Đức Chúa Trời và sự thật. Hê-bơ-rơ 12:1: "... chúng ta cũng nên quăng hết gánh nặng và tội lỗi dễ vấn vương ta, lấy lòng nhịn nhục theo đòi cuộc chạy đua đã bày ra cho ta ". Vì đức tin và sự cần mẫn của các Cơ Đốc nhân tiền bối, chúng ta nên lấy cảm ứng đó bước đi theo gương mẫu của họ.
Kinh Thánh không nói cụ thể liệu người trong thiên đàng có thấy người trái đất hay không. Tuy nhiên rất ít khả năng là chuyện đó làm được. Tại sao? Trước tiên, đôi khi họ thấy những điều khiến họ buồn phiền và đau khổ, cụ thể là các hành vi tội lỗi và điều ác. Vì không có sự đau buồn, nước mắt, hoặc bất hạnh trong thiên đàng (Khải Huyền 21:4), dường như quan sát cuộc sống trên trái đất là điều không có thể có. Thứ hai, người thiên đàng rất bận tâm với việc thờ phượng Chúa và hưởng những vinh quang của Thiên đàng, vì vậy có vẻ hợp lý nếu họ không có nhiều bận tâm với cuộc sống trái đất. Tin lành là khi họ được tự do khỏi tội lỗi và được hiện diện với Đức Chúa Trời là những điều thu hút sự chú ý, bận tâm của người thiên đàng. Mặc dù có thể là Chúa cho phép người thiên đàng nhìn xuống những người họ yêu thương, thì kinh thánh không nói gì về việc điều này thật sự có thật.
Câu hỏi: Tòa phán xét của Chúa cứu thế là gì?
Trả lời:
Rô ma 14:10-12 nói: "Vì chúng ta hết thảy sẽ ứng hầu trước tòa phán xét của Đấng Christ.... Như vậy, mỗi người trong chúng ta sẽ khai trình việc mình với Ðức Chúa Trời." II Cô-rinh-tô 5:10 cho chúng ta biết "Bởi vì chúng ta thảy đều phải ứng hầu trước tòa phán xét của Ðấng Christ, hầu cho mỗi người nhận lãnh tùy theo điều thiện hay điều ác mình đã làm lúc còn trong xác thịt." Trong bối cảnh này rõ ràng rằng cả hai đoạn Kinh Thánh đề cập đến các Cơ Đốc nhân, không phải nói đến người không tin Chúa. Tại tòa phán xét của Đấng Christ, bao gồm việc khai trình các việc tín hữu đã làm trong cuộc sống của họ với Chúa cứu thế. Tòa phán xét của Chúa cứu thế không quyết định về sự cứu rỗi; sự cứu rỗi đã được xác định bởi sự hi sinh của Chúa cứu thế cho chúng ta (I Giăng 2:2) và đức tin của chúng ta trong Ngài (Giăng 3:16). Tất cả các tội lỗi của chúng ta đã được tha thứ, và chúng ta sẽ không bao giờ bị án phán xét vì cớ tội lỗi (Rô ma 8:1). Chúng ta không nên nhìn vào tòa phán xét của Chúa cứu thế như là Đức Chúa Trời sẽ xét xử những tội lỗi của chúng ta, thay vì đoán phạt Đức Chúa Trời xét thưởng chúng ta về đời sống của chúng ta. Đúng như những gì Kinh Thánh nói, chúng ta sẽ phải khai trình công việc của mình. Một phần của điều này chắc chắn chúng ta sẽ trả lời về những tội lỗi của chúng ta đã phạm. Tuy nhiên, đó không phải là điểm chính của tòa phán xét của Đấng Christ.
Tại tòa phán xét của Chúa cứu thế, những tín hữu được thưởng dựa trên cách thức họ phục vụ Chúa cứu thế một cách trung thực (I Cô-rinh-tô 9:4-27; II Ti-mô-thê 2:5). Một số trong những điều chúng ta có thể được đánh giá là tốt như thế nào đó là việc chúng ta vâng lời Chúa (Ma-thi-ơ 28:18-20), chúng ta đã chiến thắng tội lỗi ra sao (Rô ma 6:1-4), và ta kiểm soát lời nói của mình thế nào (Gia cơ 3:1-9). Kinh Thánh nói các tín hữu nhận được những vương miện khác nhau dựa trên cách họ đã phục vụ Chúa trung thực như thế nào (I Cô-rinh-tô 9:4-27; II Ti-mô-thê 2:5). Các vương miện khác nhau được mô tả trong II Ti-mô-thê 2:5, II Ti-mô-thê 4:8, Gia cơ 1:12, I Phi-e-rơ 5:4, 2:10 và Khải Huyền. Gia cơ 1:12 là một bản tóm lược đầy đủ về tòa án của Đấng Christ: "Phước cho người bị cám dỗ; vì lúc đã chịu nổi sự thử thách rồi, thì sẽ lãnh mão triều thiên của sự sống mà Ðức Chúa Trời đã hứa cho kẻ kính mến Ngài."
Câu hỏi: Tòa án trắng vĩ đại là gì?
Trả lời:
Tòa án trắng vĩ đại được mô tả trong Khải Huyền 20:11-15 và là nơi phán xét cuối cùng cho người bị hư mất trước khi quăng vào hồ lửa. Chúng ta biết từ Khải Huyền 20:7-15 rằng sự phán xét này sẽ diễn ra sau một ngàn năm bình an và sau khi Sa-tan, con thú, và các tiên tri giả bị ném xuống hồ lửa (Khải Huyền 20:7-10). Những cuốn sách mở ra (Khải Huyền 20:12) ghi chép về các việc làm của mọi người, dù là tốt hay xấu, bởi vì Đức Chúa Trời biết tất cả mọi điều mà loài người đã từng nói, từng làm, hoặc thậm chí là suy nghĩ, và Ngài sẽ thưởng hay phạt mỗi người cách xứng đáng ( Thi Thiên 28:4; 62:12; Rô-ma 2:6; Khải Huyền 2:23; 18:6, 22:12).
Cũng tại thời điểm này, một cuốn sách khác được mở, được gọi là “Sách của sự sống" (Khải Huyền 20:12). Đây là cuốn sách xác định người sẽ được thừa hưởng sự sống đời đời với Đức Chúa Trời hay nhận hình phạt trong hồ lửa đời đời. Mặc dù các tín hữu chịu trách nhiệm về những việc làm của mình, họ vẫn đã được tha thứ nhờ Chúa cứu thế và tên của họ được viết trong “Sách sự sống từ khi sáng tạo thế giới" (Khải Huyền 17:8). Chúng ta cũng biết từ Kinh Thánh rằng tại nơi phán xét này người chết được "Phán xét tùy theo những việc họ đã làm" (Khải Huyền 20:12) và "Tên của bất cứ ai không được ghi trong sách sự sống" sẽ bị "ném vào trong hồ lửa" (Khải Huyền 20:15).
Tòa án phán xét cuối cùng cho tất cả mọi người kể cả người tin Chúa và những người không tin, được khẳng định rõ ràng trong nhiều đoạn Kinh Thánh. Mọi người sẽ có một ngày đứng trước Chúa và được phán xét về những việc làm của mình. Mặc dù rõ ràng là tòa án trắng vĩ đại là nơi phán xét cuối cùng, những tín hữu không đồng ý kiến về việc tòa án trắng có liên quan thế nào đến những sự phán xét khác được đề cập trong Kinh Thánh, cụ thể là, ai sẽ bị phán xét ở tòa án trắng vĩ đại.
Một số Cơ Đốc nhân tin rằng Kinh Thánh đưa ra ba sự phán xét khác nhau sắp tới. Thứ nhất là phán xét giữa chiên và dê hay là sự phán xét các quốc gia (Ma-thi-ơ 25:31-36). Điều này diễn ra sau giai đoạn đại nạn nhưng trước thiên hi niên (giai đoạn ngàn năm); mục đích là để xác định xem ai sẽ được vào vương quốc ngàn năm bình an. Thứ hai là phán xét những công tác của Cơ Đốc nhân, thường được xem là tòa phán xét [bema] của Đấng Christ" (II Cô-rinh-tô 5:10). Tại tòa án này, các Cơ Đốc nhân sẽ nhận được mức độ khen thưởng cho các công tác của họ hoặc những sự phục vụ họ làm cho Thiên Chúa. Thứ ba là tòa án trắng vĩ đại ở cuối ngàn năm bình an. (Khải huyền 20:11-15). Đây là sự phán xét những người không tin, trong đó họ được đánh giá theo công việc làm và bị tuyên án phạt trong hồ lửa đời đời.
Những Cơ Đốc nhân khác tin rằng tất cả ba sự phán xét đều nói về sự phán xét cuối cùng, chứ không phải của ba lần phán xét riêng biệt. Nói cách khác, sự phán xét một lần tại tòa án trắng vĩ đại ở Khải Huyền 20:11-15 sẽ là thời gian mà người tin và người không tin Chúa được phán xét cùng một lúc. Những người có tên được tìm thấy trong” sách sự sống” sẽ được xét theo các việc làm của họ nhằm xác định họ sẽ nhận được hay mất đi phần thưởng. Những người không có tên trong “sách sự sống” sẽ được đánh giá tùy theo những việc làm của họ để quyết định hình phạt họ sẽ nhận lấy trong hồ lửa. Những người giữ quan điểm này tin rằng Ma-thi-ơ 25:31-46 mô tả về những gì diễn ra tại tòa án trắng vĩ đại. Họ chỉ ra thực tế là kết quả của sự phán xét này giống như những gì được thấy sau này ở tòa án trắng vĩ đại trong Khải Huyền 20:11-15. Chiên (người tin Chúa) vào trong sự sống đời đời, trong khi dê (người không tin) phải chịu "hình phạt đời đời" (Ma-thi-ơ 25:46).
Dầu cho quan điểm của bất cứ người nào chủ trương tòa án trắng vĩ đại, điều quan trọng là đừng bao giờ đánh mất tầm nhìn về những việc sẽ đến trong ngày phán xét. Đầu tiên, Chúa cứu thế Giê Su sẽ là thẩm phán, tất cả các người không tin sẽ bị phán xét bởi Chúa, và họ sẽ bị trừng phạt theo những việc mà họ đã làm. Kinh Thánh viết rất rõ ràng rằng người không tin chứa đựng cơn thịnh nộ chống lại chính họ (Rô ma 2:5) và rằng Đức Chúa Trời ban cho mỗi người theo những gì người ấy đã làm." (Rô ma 2:6). Các tín hữu cũng sẽ được phán xét bởi Chúa cứu thế, nhưng vì sự công bình của Chúa cứu thế đã được trao cho chúng ta và tên của chúng ta được viết trong cuốn sách của sự sống, chúng ta sẽ được khen thưởng, chứ không phải chịu phạt, tùy theo việc làm của chúng ta. Rô-ma 14:10-12 nói rằng tất cả chúng ta sẽ đứng trước ngôi phán xét của Chúa cứu thế và mỗi người sẽ chịu trách nhiệm về mình trước Chúa.
Câu hỏi: Địa ngục có thật không? Địa ngục có phải muôn đời?
Trả lời:
Thật thú vị là tỉ lệ những người tin vào sự tồn tại của Thiên đàng cao hơn tin vào sự tồn tại của địa ngục. Dầu vậy theo lời Kinh Thánh địa ngục cũng có thực giống như thiên đàng. Kinh Thánh dạy rõ ràng và dứt khoát rằng địa ngục là một nơi mà kẻ dữ, kẻ ngu muội, kẻ chối bỏ Chúa bị đưa đến sau khi chết đi. Chúng ta tất cả đều phạm tội chống lại với Đức Chúa Trời (Rô ma 3:23). Hình phạt dành cho tội lỗi đó là cái chết (Rô ma 6:23). Vì tất cả tội lỗi của chúng ta rút cuộc là chống lại Đức Chúa Trời (Thi Thiên 51:4). Vì Đức Chúa Trời là Đấng vô hạn và đời đời, hình phạt cho tội lỗi, tức cái chết, cũng phải là vô hạn và vĩnh cửu. Địa ngục là cái chết vô tận mà ta gặt được bởi tội lỗi.
Sự hình phạt của kẻ dữ chết trong địa ngục được mô tả trong toàn bộ Kinh Thánh như là "hồ lửa đời đời" (Ma-thi-ơ 25:41), "Lửa không thể dập tắt" (Ma-thi-ơ 3:12), "Xấu hổ và bị khinh muôn đời" (Đa-ni-ên 12:2), một nơi nơi "lửa không hề tắt" (Mác 9:44-49), một nơi "đau khổ" và “lửa đốt " (Lu-ca 16:23-24), "hủy diệt mãi mãi" (II Tê-sa-lô-ni-ca 1:9), một nơi "khói của nổi đau khổ tăng mãi mãi và muôn đời" (Khải Huyền 14:10-11), một hồ "lưu huỳnh cháy", nơi kẻ dữ "đau khổ ngày đêm mãi mãi và muôn đời" (Khải Huyền 20:10).
Hình phạt của kẻ dữ nơi địa ngục là vô tận, cũng như hạnh phúc của người công bình trên thiên đàng. Chính Chúa Giê Su chỉ ra rằng các hình phạt trong địa ngục là mãi mãi cũng như cuộc sống ở trên thiên đàng (Ma-thi-ơ 25:46). Kẻ dữ là mãi mãi phải chịu sự giận dữ và cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời. Những người trong địa ngục sẽ thấu hiểu sự công bình của Đức Chúa Trời (Thi Thiên 76:10). Những ai ở địa ngục sẽ biết rằng hình phạt của họ là xứng đáng (Phục truyền 32:3-5). Đúng, địa ngục có thật. Đúng, địa ngục là nơi của đau khổ và trừng phạt kéo dài mãi mãi không bao giờ hết, không có kết thúc. Cảm tạ Ðức Chúa Trời, nhờ Chúa Giê Su, chúng ta có thể thoát khỏi số phận ấy (Giăng 3:16, 18, 36).